Chủ Nhật, 3 tháng 3, 2024

Thành ngữ Việt Nam

      THÀNH NGỮ VIỆT NAM

***

A


- A hành ác nghiệt:

       +  Nghĩa: hùa theo người khác mà làm điều ác. Thường dùng để chỉ người đối xử ác với người dưới mình. Trong chế độ cũ thường nói người chủ nhà a hành ác nghiệt với đầy tớ.

- Ác giả ác báo:

    + Nghĩa: Làm điều ác cho người khác thường bị chuyện không hay đối với mình. Thường dùng để răn dạy người làm điều ác rồi sẽ gặp điều không hay.

- Ác mọc lông trong bụng

    + Nghĩa: Chê người đối xử tàn tệ. Thường dùng để trách móc.

- Ác như hùm

    + Nghĩa: Chê trách kẻ ác nghiệt với người dưới mình hoặc sa vào tay mình.

- Ác tắm thì ráo, sáo tắm thì mưa

    + Nghĩa: (ác:quạ) Nhận định của nông dân về thời tiết

- Ác giữa đàng mang quàng vào cổ

    + Nghĩa: thường dùng để phê bình một số người bỗng nhiên mang họa và thân vì dính dáng vào một việc không quan hệ với mình. Tuy nhiên nhiều khi can thiệp vào một việc đem lại công bằng cho người khác mặc dù biết trước là sẽ mang khó vào mình thì lại là một cử chỉ anh hùng, đáng khen hơn đáng chê.

- Ai ăn trầu, nấy đỏ môi

     + Nghĩa: Tỏ thái độ bàng quan đối với thắng lợi của người khác.

- Ai bảo trời không có mắt

    + Nghĩa giống với ác giả ác báo

- Ai biết đâu ma ăn cỗ

    + Nghĩa: không biết gì về việc làm của người khác với hàm ý xấu.

- Ai biết ngứa đâu mà gãi.

    + Nghĩa: Để trả lời những người trách mình sao không giúp đỡ họ, vì mình có biết rằng họ cần đến sự giúp đỡ của mình đâu.

- Ai biết uốn câu cho vừa miệng cá.

   + Nghĩa: Chê người khó tính đòi hỏi người khác phải chiều ý mình.

- Ai cắt rốn cho thế?

   + Nghĩa: Chê người bủn xỉn quá.

- Ai chê đám cưới, ai cười đám ma

    + Nghĩa: Không nên chê trách những thiếu sót trong việc hiếu hỉ của các gia đình khác.

- Ai chê cũng mực, ai cười cũng mặc ai.

    + Tỏ thái độ coi thường dư luận.

- Ai chết trước được ấm mồ

    + Nghĩa: lời nói bi quan và ích kỷ tỏ rằng xong việc mình là rảnh chuyện.


   



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét